Lấy lại niềm tin vào chính mình

Đánh giá bài viết
Vote

Tìm lại niềm tin là sức mạnh bên trong của bản thân 

Học cách tin tưởng bản thân là yếu tố quan trọng giúp bạn đạt được điều mình mong muốn. Đôi lúc, những vấp ngã của cuộc sống khiến niềm tin vào bản thân của chúng ta bị lung lay. Theo thời gian, ta học cách trách móc, phán xét và mất đi sự tự tin, sức mạnh vốn có của mình.

Tin vào sức mạnh bên trong của chính mình

Làm sao để biết có niềm tin vào bản thân mình?

Tin vào bản thân có nghĩa là luôn sống thật với chính mình. Về cốt lõi, tin tưởng bản thân có nghĩa là bạn quan tâm đến nhu cầu và sự an toàn của chính mình. Bạn đối xử với bản thân bằng tình yêu thương và lòng trắc ẩn, thay vì phấn đấu cho sự hoàn hảo. Tin tưởng vào bản thân sẽ giúp bạn:

  • Nhận thức được suy nghĩ và cảm xúc của chính bạn;
  • Thể hiện bản thân một cách cởi mở và trung thực;
  • Bám sát giá trị cá nhân, đạo đức và giá trị cốt lõi;
  • Biết khi nào bạn cần chăm sóc bản thân;
  • Tự tin rằng bạn có thể vượt qua những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống;
  • Theo đuổi ước mơ của bạn mà không để người khác ngăn cản bạn.
  • Khi bạn không tin tưởng vào chính mình, bạn sẽ đưa ra những quyết định không phải của chính bạn, và hành động của bạn sẽ không phải là những gì bạn muốn làm. Từ đó sinh ra mâu thuẫn giữa hành động của bạn và con người thực sự của bạn.
  • Đó là lúc bạn biết mình cần phải kiểm soát lại cuộc sống của mình và học cách tin tưởng lại bản thân. Thực hành mô hình TRUST có thể sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc này.

 

Lòng tin mô hình trust sẽ giúp bạn tìm lại niềm tin vào chính mình

Lấy cảm hứng từ tác phẩm của Judith E. Glaser về Đối thoại bằng Trí thông minh cảm xúc, Mô hình TRUST giúp bạn tháo gỡ sự nghi ngờ bản thân và bắt đầu hành trình tin tưởng chính mình. Mô hình được thiết kế nhằm mục đích xây dựng các kỹ năng giao tiếp một cách lành mạnh với bản thân và những người xung quanh.

T: Transparency – Minh bạch

– Sẵn lòng để minh bạch.

– Học cách chia sẻ lý do vì sao bạn cần làm những việc phải làm.

– Không cố kìm nén cảm xúc, suy nghĩ của mình.

– Không kiềm nén nỗi sợ hãi.

R: Respect – Tôn trọng

– Nhìn nhận khả năng của người khác.

– Hy vọng vào điều tốt nhất.

– Giao tiếp và hành xử một cách tôn trọng.

U: Understand – Thấu hiểu

– Lắng nghe câu chuyện của người khác.

– Đặt mình vào tình huống của họ.

– Nhìn nhận sự việc với một trái tim rộng mở.

S: Shared Success – Chia sẻ thành công

– Cùng nhau thúc đẩy và tạo ra sự công bằng cho mọi người.

– Lập chiến lược để cùng nhau thành công.

 

T: test Assumption – Kiểm chứng các giả định

– Thành thật.

– Cố gắng kết nối với người khác bằng cách xoá bỏ định kiến.

– Lắng nghe để kết nối với người khác.

 

Kết luận:

Tin tưởng bản thân không phải là để mạnh mẽ hơn và cũng không phải là để loại bỏ sự nghi ngờ bản thân. Mà có nghĩa là tìm thấy sức mạnh của bản thân khi đối diện với nỗi sợ.

Đây là một hành trình dài đòi hỏi bạn tự nhắc nhở mỗi ngày, nếu bạn cảm thấy khó khăn, bạn luôn có thể kêu gọi sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè của bạn.

Họ sẽ là người có thể thấy những điều tuyệt vời mà bạn không thường chú ý đến. Hoặc bạn có thể liên hệ Tâm lý trị liệu Bodhi qua website www.tamlytrilieubodhi.com để được tham vấn tâm lý và coaching trị liệu với chuyên gia; những người sẽ đồng hành và giúp bạn xây dựng lại niềm tin ở bản thân mình.

 

Có thể bạn quan tâm:

Tâm lý trị liệu là gì và yếu tố tạo nên hiệu quả

Các phương pháp trị liệu trẻ tự kỷ ngày nay

Giải mã bí mật Tâm bệnh – Trầm cảm – Lo âu

 

TRUNG TÂM COACHING TRỊ LIỆU VÀ ĐÀO TẠO KỸ NĂNG SỐNG

BODHI THERAPY

VPGD: V1 KĐT The Tera An Hưng – La Khê – Hà Đông – Hà Nội

Phòng trị liệu: Số 2 ngõ 84/1 Đường Yên Bình, Yên Nghĩa, Hà Đông – Hà Nội

MASTER THERAPEUTIC COACH OF NEURO-LINGUISTIC PROGRAMMING

HYPNOTHERAPIST – TIME LINE THERAPY