Trầm cảm và chia sẻ từ chuyên gia trị liệu

Đánh giá bài viết
Vote

Trầm cảm và chuyên gia

Nỗi buồn, cảm giác thất vọng, chán nản, mất hứng thú hoặc niềm vui với mọi thứ xung quanh là những cảm giác mà chắc hẳn ai cũng đã từng gặp ở một số thời điểm nào đó trong cuộc đời. Nhưng nếu chẳng may những triệu chứng này kéo dài và ảnh hưởng tiêu cực tới cảm xúc, suy nghĩ và hành vi thì có thể chúng ta đang gặp vấn đề với trầm cảm.

Tâm lý trị liệu Bodhi chữa lành tâm bệnh và thân bệnh

Trầm cảm là một căn bệnh và nó phổ biến hơn bạn nghĩ

  • Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là căn bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới và đứng thứ hai trong gánh nặng bệnh lý toàn cầu, chỉ sau bệnh lý mạch vành. Ước tính trên thế giới có khoảng 350 triệu người bị ảnh hưởng bởi trầm cảm.
  • Hậu quả nghiêm trọng nhất của trầm cảm chính là hành vi tự sát. Theo thống kê tại Việt Nam, số người tự tử hàng năm lên tới 36.000 – 40.000 người, cao gấp 3-4 lần số ca tử vong do tai nạn giao thông. Trầm cảm chịu trách nhiệm cho 75% các vụ tự tử kể trên, còn lại 22% là do nghiện rượu, ma túy, cờ bạc và chỉ có 3% do tâm thần phân liệt, động kinh.
  • Sự hiểu biết không đầy đủ, hoặc sai lệch, cho rằng trầm cảm không phải bệnh lý mà là sự yếu đuối hoặc một khiếm khuyết về thần kinh dẫn tới hành vi xấu hổ, che giấu về tình trạng bệnh, thiếu sự thấu cảm của người thân…nên người bệnh không được điều trị kịp thời là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng trên.
  • Do vậy mà nhận thức đúng đắn về trầm cảm là điều cần thiết để chúng ta có thể ngăn chặn trước khi mọi việc trở nên quá muộn màng.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm

Khi bị trầm cảm, bạn có thể gặp phải một hay nhiều những triệu chứng dưới đây và chúng kéo dài ít nhất 2 tuần:

  • Không còn thích thú hay hăm hở với bất cứ điều gì.
  • Mất năng động.
  • Buồn nản kéo dài hay cảm giác không muốn sống.
  • Ăn kém hay ăn nhiều hơn bình thường dẫn đến thay đổi cân nặng.
  • Ngủ nhiều hay ít hơn bình thường.
  • Cảm giác mệt mỏi liên tục.
  • Cảm thấy mình không có giá trị hay mặc cảm tội lỗi không có lý do.
  • Khó tập trung hay khó ra quyết định.
  • Dễ nóng nảy, giận dữ.
  • Nghĩ về tự sát và chết chóc.

Đặc biệt, những người bị trầm cảm thường gặp những triệu chứng toàn thân như mệt mỏi kéo dài

  • Cảm giác hồi hộp, tức ngực, chóng mặt, nhức đầu, đau nhức cơ thể, đau xương khớp, rối loạn tiêu hóa…trong khi thăm khám lại không phát hiện ra bất kỳ tổn thương thực thể nào.
  • Điều này khiến cho phần lớn bệnh nhân trầm cảm đi thăm khám ở những chuyên khoa khác không phải chuyên khoa tâm-thần kinh, dẫn tới chuẩn đoán ban đầu không chính xác. Các bác sỹ khuyên rằng, nếu như bạn có ít nhất 3 biểu hiện toàn thân hoặc đã đi khám ở các chuyên khoa khác từ 4 lần trở lên thì nên tầm soát trầm cảm.

10 biểu hiện của bệnh nhân bị trầm cảm 

  • Hẳn các bạn còn nhớ những trường hợp như năm 2017, một bà mẹ giết chết chính con trai 33 ngày tuổi của mình, hay tháng 7/2018, trường hợp bà mẹ giết chết con trai và cháu sau đó tự tử nhưng không thành… Sau những sự việc này, chúng ta mới bàng hoàng nhận ra một căn bệnh nguy hiểm đang hiện hữu quanh ta đó chính là “Trầm cảm“.
  • Trầm cảm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng do người mắc không còn được sáng suốt, có thể tự gây tổn thương cho chính họ hoặc những người xung quanh. Nếu phát hiện sớm ra trầm cảm thì sẽ hạn chế được rất nhiều trường hợp đáng tiếc như trên.
  • Bệnh nhân trầm cảm cũng như các bệnh lý khác đều có những biểu hiện để nhận biết bệnh. Dưới đây là 10 biểu hiện rõ nét nhất của người bị trầm cảm:
  1. Khí sắc buồn

  • Đây là biểu hiện tiêu biểu của chứng trầm cảm. Người mắc bệnh thường có khí sắc buồn trầm, nét mặt ủ rũ, buồn bã chán chường và bi quan.
  1. Mệt mỏi, lo âu, stress kéo dài 

  • Người mắc chứng trầm cảm, cơ thể của họ dường như luôn ở trạng thái căng thẳng liên tục dẫn đến mệt mỏi lo âu, stress kéo dài.
  1. Những chứng bất thường ở hện tiêu hóa

  • Giữa não bộ và đường ruột tồn tại một mối liên kết chặt chẽ với nhau thông qua 400-600 triệu tế bào thần kinh. Chính vì vậy, khi bị lo âu, trầm cảm thì chức năng đường ruột có thể bị ảnh hưởng dẫn tới các triệu chứng như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, chán ăn hoặc ăn nhiều không kiểm soát…Ngược lại, chức năng đường ruột không tốt có thể tác động xấu lên não bộ, gây ra rối loạn lo âu, trầm cảm.
  • Giữa trầm cảm với những rối loạn tiêu hóa, cái nào có trước, cái nào có sau vẫn là một câu hỏi chưa được giải đáp, tựa như “Con gà hay quả trứng có trước?”. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra hai bệnh lý này rất thường đi kèm với nhau. Có tới 50-90% bệnh nhân IBS (hội chứng ruột kích thích), 34% bệnh nhân loét đại tràng và 52% bệnh nhân khó tiêu chức năng bị mắc kèm ít nhất 1 rối loạn tâm thần như lo âu hoặc trầm cảm.

Dựa trên những hiểu biết ngày càng rõ hơn về mối tương tác giữa não bộ và đường ruột

  • Mà hiện nay các nhà khoa học đã phát triển được phương pháp điều trị trầm cảm, lo âu bằng cách sử dụng những chủng Psychobiotics – tức là những chủng lợi khuẩn đường ruột đặc biệt có khả năng cải thiện trạng thái tâm lý thông qua tương tác của trục Não – Ruột. Hiện nay, việc sử dụng Psychobiotics trong hỗ trợ cho các bệnh nhân bị trầm cảm đã được nhiều chuyên gia khuyến cáo sử dụng, một trong những sản phẩm thuộc nhóm này bạn có thể tham khảo là Ecologic Barrier (Cerebio).
  • Cerebio là công thức chứa hỗn hợp các chủng probiotic được thiết kế dành cho người bị trầm cảm, hội chứng mệt mỏi mạn tính có biểu hiện: mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng (stress), đau đầu, trầm cảm, hay người bị viêm đường ruột kích thích (IBS), viêm đường ruột (IBD). Ecologic Barrier ( Cerebio ) được nghiên cứu và phát triển bởi Winclove B.V, một trong các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu – phát triển và sản xuất các chế phẩm sinh học probiotic, có trụ sở tại Amsterdam, Hà Lan.
  1. Rối loạn giấc ngủ 

  • Sự mệt mỏi, lo lắng, stress liên tục càng kéo theo việc khó ngủ, mất ngủ. Rồi khó ngủ mất ngủ lại khiến cho tâm trạng mệt mỏi càng trở nên trầm trọng hơn.
  • Một số trường hợp còn gặp các vấn đề về giấc ngủ như ác mộng, mộng du. Rối loạn giấc ngủ là một trong số những biểu hiện sớm và phổ biến ở người trầm cảm.
  1. Mất khả năng tập trung và ghi nhớ 

  • Nếu trước đây, người bệnh có trí nhớ rất tốt khả năng tập trung cao thì khi mắc trầm cảm người bệnh sẽ bắt đầu quên đi những điều cơ bản, tự dưng không thể nào nhớ được tên, số điện thoại của người nhà.
  1. Không giữ được cảm xúc, dễ mất kiểm soát bản thân hay cáu gắt, nổi nóng 

  • Người mắc chứng trầm cảm thường có xu hướng bạo lực hơn. Họ trở nên dễ cáu giận, nổi nóng khó chịu một cách khó hiểu không rõ nguyên nhân.
  • Chẳng hạn như trong bữa cơm gia đình, mọi người đang thảo luận với nhau vui vẻ nhưng bản thân người bị trầm cảm có thể cảm thấy rất khó chịu, bực bội trong người thậm chí là bỏ ăn, cáu gắt, ném bát đũa, la ó và chửi rủa.
  1. Giản hứng thú với sở thích của mình và tình dục

  • Trước đây có thể bạn rất thích nấu ăn nhưng bỗng dưng bạn không còn hứng thú với sở thích này đối với người trầm cảm là dễ hiểu.
  • Người trầm cảm có thể mất hứng thú với những thứ trước đây họ vô cùng yêu thích chính điều này khiến cho họ dễ bị cảm giác cô độc, chỉ muốn thu mình lại và chúng sẽ khiến trầm cảm thêm trầm trọng.
  1. Tự ti tuyệt vọng với bản thân

  • Nội tâm của bệnh nhân trầm cảm luôn trong tình trạng phê bình, tự phê bình một cách ghê gớm thậm chí chúng hủy hoại tâm trạng của bệnh nhân. Việc đấu tranh tư tưởng, tự trách và hạ thấp bản thân là dấu hiệu cảnh báo trầm cảm nặng.
  1. Các cơn đâu 

  • Không chỉ tâm lý, tâm trạng bị ảnh hưởng do trầm cảm gây ra. Không ít bệnh nhân than phiền về tình trạng đau nhức xương khớp hay rối loạn tiêu hóa.
  • Khi gặp các cơn đau, mệt mỏi mãn tính mà không tìm ra được nguyên nhân và hướng giải quyết hãy đến gặp chuyên gia, bác sĩ tâm thần vì đó có thể là biểu hiện trầm cảm.
  1. Có suy nghĩ hoặc hành vi tư sát 

  • Suy nghĩ tiêu cực muốn chấm dứt cuộc đời hoặc lên những kế hoạch tự sát rất hay có ở người trầm cảm. Nếu chú ý, chúng ta có thể nhận thấy các dấu hiệu ở người trầm cảm muốn tự sát như có kế hoạch tự sát (chuẩn bị thuốc ngủ, dây thừng, xăng, thường nhìn vô định từ một vị trí cao…), tự gây tổn thương cho mình (cào, tự cắt vào da thịt…), hoặc đã từng tự tử trước đây.
  • Khi có những dấu hiệu này thì đây là một tình trạng báo động khẩn cấp và người bệnh cần phải được hỗ trợ, giám sát ngay lập tức để tránh những hậu quả đáng tiếc.
  • Nếu xuất hiện các biểu hiện nghi ngờ là trầm cảm, bạn có thể thực hiện bài test trầm cảm nhanh để biết được mức độ trầm cảm là nhẹ, vừa hay nặng.
  • Trong trường hợp mức độ trầm cảm nhẹ đến vừa, bạn có thể sử dụng sản phẩm như Ecologic Barrier để giúp cải thiện tâm trạng cũng như các triệu chứng liên quan tới trầm cảm. Trường hợp trầm cảm mức độ nặng, cách tốt nhất là bạn phải tới gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Nhà trị liệu tâm lý trị liệu cho khách trầm cảm

Lời chia sẻ từ chuyên gia

  • Không sử dụng rượu bia để giải quyết tâm trạng buồn phiền vì nó sẽ làm cho tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị.
  • Thuốc điều trị trầm cảm cần từ 4-6 tuần mới cho thấy rõ hiệu quả, vì vậy trong thời gian điều trị bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn, không nên tự ý ngừng thuốc.
  • Trầm cảm là một bệnh mạn tính và rất dễ tái phát, vì vậy việc điều trị cần kiên trì.
  • Ngoài việc sử dụng thuốc bệnh nhân nên chia sẻ, đối thoại với bác sĩ để tìm ra biện pháp thích hợp cho vấn đề của mình.
  • Ăn uống điều độ và vận động hợp lý cũng giúp ích rất nhiều trong điều trị trầm cảm.
  • Tìm một người tin cậy để chia sẻ cảm xúc, đặc biệt là tìm đến chuyên gia trị liệu tâm lý để trị liệu như Tâm lý trị liệu Bodhi – Master Coach Giap sẽ có giải pháp phù hợp để giúp xua tan chứng trầm cảm sớm.

 

Có thể bạn quan tâm: 

Tâm lý trị liệu là Giải pháp xua tan cho người mắc chứng Trầm Cảm

Trị liệu tâm lý là Giải pháp tuyệt vời để hóa giải cho người bị chứng suy nhược cơ thể.

Tâm lý trị liệu là Giải pháp hiệu quả và an toàn giúp người bị chứng Rối loạn lo âu – Mệt mỏi

Tâm lý trị liệu – Giải pháp hiệu quả hóa giải triệt để chứng mất ngủ, khó ngủ

Tâm lý trị liệu là giải pháp đập tan chứng rối loạn cảm xúc

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

TRUNG TÂM COACHING TRỊ LIỆU VÀ ĐÀO TẠO KỸ NĂNG SỐNG

BODHI THERAPY

Địa chỉ: V8-A02 The Terra An Hưng – Hà Đông – Hà Nội

MASTER THERAPEUTIC COACH OF NEURO-LINGUISTIC PROGRAMMING

HYPNOTHERAPIST – TIME LINE THERAPY